Bạn đọc có thể quan tâm:
Bài thuốc dùng lá mùi tàu chữa sỏi thận
Dù hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa trị bệnh sỏi thận tuy nhiên đối với những trường hợp sỏi nhỏ, việc dùng thuốc nam hay những bài thuốc dân gian là sự lựa chọn phù hợp với người bệnh bởi những ưu điểm sau:- An toàn, không gây ra các tác dụng phụ
- Hiệu quả lâu dài, hạn chế bệnh tái phát
- Đơn giản, dễ làm, có thể thực hiện tại nhà
- Chi phí thấp
Một trong số những bài thuốc dân gian đó phải kể đến việc dùng lá mùi tàu chữa sỏi thận. Đây là phương pháp nhiều người áp dụng thành công, điều trị được dứt điểm căn bệnh này.
Mùi tàu hay còn gọi là ngò gai, chúng có vị đắng, tính ấm, mùi thơm đặc trưng. Theo như Đông y, mùi tàu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, kích thích tiêu hóa, khử mùi hôi hiệu quả. Đặc biệt, dùng lá mùi tàu chữa sỏi thận có thể loại bỏ được sỏi ra khỏi cơ thể an toàn, hiệu quả mà không cần phẫu thuật.
Cách làm như sau: Lấy 1 nắm lá mùi tàu, rửa sạch đem hơ trên lửa cho héo sau đó bỏ mùi tàu vào nồi cùng 3 bát nước, sắc kỹ đến khi cạn còn 1 bát đi đổ ra để nguội uống trong ngày.
Nên uống trước bữa ăn hàng ngày và uống liên tục từ 7 ngày với nam giới và 9 ngày với nữ giới. Sau một thời gian sỏi sẽ nhanh chóng bị bào mòn và đẩy ra ngoài khi đi tiểu.
Một số điều cần biết về bệnh sỏi thận
Sỏi thận là sự lắng đọng những chất khoáng, cặn bã có thể hòa tan trong nước tiểu, nhưng vì một số lý do chúng bị đọng lại trong nước tiểu, kết tinh lại và tạo sỏi trong thận.Tùy thuộc vào thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà kích thước sỏi to nhỏ khác nhau. Nước từ mạch máu ngấm qua tế bào thận, sau đó bài tiết nước tiểu qua ống thận vào lòng thận, theo ống bài tiết (hay niệu quản) xuống bàng quang và thoát ra ngoài.
Tùy thuộc vào sự hình thành và di chuyển của sỏi ở bất cứ vị trí nào trên đường đi của nước tiểu mà chúng được phân loại ra: sỏi thận, sỏi niệu quản hoặc sỏi bàng quang. Tuy nhiên trong đó sỏi thận phổ biến hơn cả do cấu tạo của thận có nhiều ngóc ngách, khe kẽ khiến cho độ lắng đọng dễ hơn.
Quá trình hình thành sỏi ban đầu người bệnh thường sẽ không có triệu chứng rõ rệt. Chỉ đến khi sỏi di chuyển, cọ sát mới bắt đầu gây ra những cơn đau bụng, lưng, mạn sườn ở người bệnh. Những cơn đau này thường bắt đầu từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống gò mu, đôi khi lan ra vùng hông, lưng, có khi dẫn đến cảm giác buồn nôn và nôn ở người bệnh.
Bên cạnh đó người bệnh cũng sẽ gặp phải các vấn đề ở đường tiểu như: Tiểu nhiều lần, tiểu rắt, đau buốt khi đi tiểu, và thậm chí là tiểu máu - đây là biến chứng thường gặp của sỏi thận – tiết niệu khi sỏi di chuyển bên trong niệu quản.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi thận
Bệnh sỏi thận nếu được điều trị sớm sẽ không quá nguy hiểm nhưng nếu bệnh nặng sẽ dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: Tắc đường tiểu, suy thận, vỡ thận.Nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận có thể do những thói quen trong ăn uống như: Ăn mặn, ăn nhiều thịt, nhiều thực phẩm chứa chất oxalat nhưng ít ăn rau, thói quen lười uống nước… Ngoài ra sỏi thận có thể bị hình thành do sự ảnh hưởng của một số bệnh lý về đường tiết niệu, nhiễm trùng bộ phận sinh dục...
Để phòng tránh bệnh sỏi thận, chúng ta cần ghi nhớ một số điều sau:
- Uống đủ nước từ 1.5l – 2l nước/ngày
- Ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất
- Hạn chế lượng muối trong thức ăn
- Ăn ít thực phẩm chứa nhiều đạm, oxalat
- Tập thể dục thể thao hàng ngày
Nếu bạn bị sỏi nhỏ thì hãy áp dụng bài thuốc từ lá mùi tàu chữa sỏi thận trên để nhanh chóng điều trị dứt điểm căn bệnh này nhé!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét