Bạn có thể quan tâm:
Những điều cần biết về bệnh sỏi thận
Bệnh sỏi thận là bệnh thường gặp ở người trường thành. Bệnh này ngày càng trở nên phổ biến với tỷ lệ người mắc ngày càng cao. Độ tuổi mắc bệnh này ở nữ giới từ 20 – 40 tuổi, trong khi đó ở nam giới là từ 20 – 50 tuổi.Sỏi thận là tình trạng các chất có trong nước tiểu tích tụ, lắng đọng và kết tủa tạo thành sỏi trong thận. Những viên sỏi có kích thích nhỏ có thể theo đường nước tiểu thoát ra ngoài. Những viên sỏi có kích thước lớn hơn sẽ tích tụ dần trong thận. Theo thời gian, kích thước sỏi ngày càng lớn gây tắc nghẽn đường tiết niệu khiến chức năng của thận bị giảm. Trong trường hợp thận bị viêm nhiễm có thể gây ra tình trạng suy thận, vỡ thận.
Bệnh sỏi thận bắt nguồn từ thói quen ngồi nhiều, uống ít nước, do uống thuốc, uống sữa bổ sung canxi...
Nhận biết được những dấu hiệu gây bệnh sỏi thận sớm sẽ giúp người bệnh tìm ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp, hiệu quả nhất.
Các triệu chứng của bệnh sỏi thận
Ở mỗi trường hợp, bệnh sỏi thận sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Bệnh này có thể xuất hiện âm thầm, người bệnh chỉ có thể phát hiện ra bệnh khi sỏi trong thận đã to gây cảm giác đau đớn cho người bệnh.Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh sỏi thận mọi người cần chú ý:
Tiểu nhiều, tiểu buốt, tiểu ra máu
Các bệnh nhân bị sỏi thận thường bắt gặp đó là tình trạng tiểu nhiều. Ngoài ra, khi đi tiểu người bệnh có cảm giác bị buốt nguyên nhân là do sỏi di chuyển từ bàng quang ra niệu đạo. Ngoài ra, nước tiểu thường có màu đục và có mùi hôi do chứa nhiều chất độc, hóa chất.Ở một số bệnh nhân, triệu chứng của bệnh sỏi thận còn được thể hiện thông qua việc tiểu ra máu, trong nước tiểu có chứa máu, mắt thường có thể dễ dàng quan sát. Đây chính là biến chứng nguy hiểm với người bị sỏi thận. Bởi trong quá trình di chuyển, cọ sát của sỏi gây ra chảy máu.
Đau lưng, đau mạn sườn
Đây là dấu hiệu nổi bật của bệnh sỏi thận. Khi phải chịu các tác động mạnh như: đi xe vào đoạn dường gồ ghề, mấp mô, hay phải chịu những tác động mạnh như: chạy nhảy, mang vác vật nặng, người bệnh cảm thấy đau ở vùng thắt lưng sau đó lan xuống hông và xuống đùi. Hiện tượng đó chính là dấu hiệu của bệnh sỏi thận.Bị tác động mạnh như đi xe vào đoạn đường mấp mô, vào chỗ xóc, ổ gà hay hoạt động mạnh như: chạy nhảy, mang vác vật nặng, hoặc thay đổi tư thế, người bệnh sẽ cảm thấy đau ở cùng thắt lưng, ngoài ra đi kèm với các rối loạn tiểu, đầy hơi, trướng bụng, buồn nôn. Đó là những dấu hiệu ban thể hiện bạn bị bệnh sỏi thận.
Có một số trường hợp, người bệnh có sỏi nằm ở vị trí bể thận, sỏi to nhưng chỉ gây đau âm ỉ.
Buồn nôn và nôn
Đây cũng là dấu hiệu thường gặp đối với bệnh nhân bị bệnh sỏi thận. Người bệnh sẽ có cảm giác buồn nôn hoặc nôn do thận bị tổn thương nên đây là cách duy nhất để thải độc ra khỏi cơ thể.Sốt cao
Sốt cao cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh sỏi thận. Người bị bệnh sẽ bi sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau hông, lưng, kết hợp với tình trạng đái buốt, đái rắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận - bể thận cấp.Sưng
Khi bị sỏi thận, người bệnh thường xuất hiện tình trạng sưng, có thể lè sưng bụng hoặc sưng tay chân.Đau khi ngồi lâu
Sỏi trong thận to khiến người bệnh không thể ngồi hay nằm một tư thế trong thời gian dài. Sỏi thận gây áp lực lên các khu vực bị ảnh hưởng khiến chúng cọ xát vào nhiều cơ quan nội tạng khác khiến người bệnh cảm thấy đau.
Từ những triệu chứng trên, người bệnh có thể phát hiện ra bệnh một cách nhanh chóng, từ đó có thể đưa ra các phương pháp chữa trị phù hợp, tránh những biến chứng nguy hiểm với sức khỏe.
Cách chữa trị bệnh sỏi thận
Cách chữa bệnh sỏi thận như nào sẽ phụ thuộc vào thời gian phát hiện ra bệnh và kích thước của sỏi. Với những sỏi có kích thước nhỏ, người bệnh có thể uống nhiều nước, uống nước râu ngô và thuốc lợi tiểu để giúp sỏi có thể thoát ra ngoài theo đường nước tiểu.Với những sỏi có kích thước lớn hơn, người bệnh có thể được chỉ định ngoại khoa bằng cách: mổ thận lấy sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, tán sỏi nội soi….
0 nhận xét:
Đăng nhận xét