Xơ gan mất bù là gì? Triệu chứng xơ gan mất bù thường gặp? Bệnh xơ gan mất bù có thể điều trị như thế nào? Đó là một số thắc mắc cần giải đáp của những người bị xơ gan. Bài viết sau đây sẽ giúp người bệnh có thêm thông tin về căn nguy hiểm này.
Xơ gan mất bù hay còn gọi là xơ gan giai đoạn cuối. Ở giai đoạn này, các tế bào gan dần bị thay thế bằng các tế bào mô xơ, các tế bào gan khỏe mạnh không còn khả năng gánh chức năng cho những tế bào bị xơ hóa, tổn thương. Do đó, vào giai đoạn này, chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng.
Ngoài ra, bệnh nhân bị xơ gan mất bù có thể bắt gặp một số dấu hiệu như: chảy máu chân răng, buồn nôn, mệt mỏi, tiêu chảy, chán ăn, thiếu máu, suy thận…
Người bệnh có thể cải thiện chức năng gan bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt như sau:
Xơ gan mất bù là gì?
Xơ gan là căn bệnh nan y khó chữa. Tuy nhiên bệnh này đang có xu hướng gia tăng và phát triển với biến chứng nguy hiểm. Xơ gan chia thành 2 giai đoạn đó là: xơ gan còn bù và xơ gan mất bù. Xơ gan còn bù là giai đoạn đầu tiên của bệnh. Ở giai đoạn đầu, chức năng gan vẫn chưa bị suy giảm, bệnh cũng không có triệu chứng lâm sàng do đó người bệnh khó phát hiện ra bệnh.Xơ gan mất bù là gì? |
Xơ gan mất bù hay còn gọi là xơ gan giai đoạn cuối. Ở giai đoạn này, các tế bào gan dần bị thay thế bằng các tế bào mô xơ, các tế bào gan khỏe mạnh không còn khả năng gánh chức năng cho những tế bào bị xơ hóa, tổn thương. Do đó, vào giai đoạn này, chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng.
Triệu chứng xơ gan mất bù
Bệnh xơ gan thường phát triển âm thầm và không có dấu hiệu nhận biết ban đầu nên người bệnh khó phát hiện ra bệnh hoặc nhầm lẫn với những triệu chứng của bệnh khác. Ở giai đoạn đầu nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ phát triển sang giai đoạn nghiêm trọng hơn đó là xơ gan mất bù. Ở giai đoạn này, bệnh nhân sẽ bắt gặp những triệu chứng sau:Xuất huyết tiêu hóa
Đây là triệu chứng thường gặp với những bệnh nhân bị xơ gan giai đoạn cuối. Khoảng 50% người bị xơ gan sẽ bắt gặp dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa. Nguyên nhân là do, khi gan bị tổn thương, chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng khiến quá trình lưu thông máu bị gián đoạn, máu bị tắc nghẽn gây giãn tĩnh mạch thực quản. Thời gian kéo dài khiến tĩnh mạch thực quản bị vỡ ra, máu chảy xuống dạ dày qua ruột non và ruột già gây ra hiện tượng xuất huyết tiêu hóa.Cổ trướng
Cổ trướng là dấu hiệu tiếp theo cảnh báo xơ gan. Theo các thống kê, khoảng 85% người mắc xơ gan giai đoạn cuối bắt gặp tình trạng cổ trướng. Nguyên nhân là do dịch xuất hiện và tích tụ trong khoang màng bụng gây ra hiện tượng bụng bị trướng, sưng phù.Hiện tượng cổ trướng (bụng phình to) do xơ gan |
Vàng da
Vàng da là biểu hiện tiếp theo của bệnh xơ gan. Gan bị tổn thương khiến chức năng gan bị suy giảm, gan không còn khả năng lọc và loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Từ đó dẫn tới tình trạng hàm lượng bilirubin trong cơ thể tăng cao gây ra tình trạng vàng da. Vàng da xuất phát từ móng tay, sau đó lan ra toàn bộ cơ thể.Não gan (hôn mê gan)
Đây là dấu hiệu nguy hiểm gặp ở bệnh nhân bị xơ gan mất bù. Lúc này, chức năng lọc máu và các chất cặn bã bị giảm sút nghiêm trọng khiến lượng ammoniac trong máu tăng cao, vận chuyển lên não gây ra tình trạng hôn mê gan. Người bệnh sẽ thường xuyên bị hôn mê, ngất xỉu, lơ mơ, rối loạn ý thức.Ngoài ra, bệnh nhân bị xơ gan mất bù có thể bắt gặp một số dấu hiệu như: chảy máu chân răng, buồn nôn, mệt mỏi, tiêu chảy, chán ăn, thiếu máu, suy thận…
Cách chữa trị xơ gan mất bù
Xơ gan mất bù là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan. Vào giai đoạn này, gan bị mất hầu hết chức năng và khả năng chữa khỏi bệnh là hoàn toàn không thể. Việc điều trị chỉ có tác dụng ngăn chặn quá trình tiến triển của bệnh, giảm biến chứng xảy ra đồng thời giúp làm giảm đau đớn, kéo dài tuổi thọ của người bệnh.Người bệnh có thể cải thiện chức năng gan bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt như sau:
- Hạn chế ăn những thực phẩm giàu chất béo, cholesterol, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ trong mỗi bữa ăn hàng ngày để giúp giảm tải cho gan.
- Ăn nhạt, tránh ăn những thực phẩm chứa nhiều muối để làm giảm khả năng tích nước trong cơ thể gây tình trạng sưng phù.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể bằng cách ăn những thực phẩm giàu đạm, protein, vitamin, các chất xơ có trong các loại thịt cá, rau xanh và hoa quả.
- Tránh ăn quá nhiều trong một bữa, nên ăn nhiều bữa trong ngày.
- Cân bằng chế độ làm việc và chế độ nghỉ ngơi, không nên làm việc quá sức.
- Ngủ đủ giấc (7-8 tiếng/ngày), đi ngủ trước 11 giờ.
- Tích cực luyện tập, rèn luyện sức khỏe, tập luyện thể thao bằng cách chạy bộ, đạp xe, bơi lội…
- Thường xuyên thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ.