Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

Những tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận

Tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận là gì là mối quan tâm của rất nhiều người khi mà căn bệnh này ngày càng trở nên phổ biến.

Suy thận là gì?

Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng của thận bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
Suy thận được chia làm 2 loại:

Suy thận cấp: Đây là tình trạng thận mất chức năng hoạt động một phần hoặc hoàn toàn một cách nhanh chóng và đột ngột. Nếu điều trị sớm người bệnh suy thận cấp có thể nhanh chóng phục hồi.


Suy thận mãn: Đây là tình trạng chức năng của thận đã mất đi hơn 1/3 công suất hoạt động so với bình thường, thận bị tổn thương khá nặng và nếu bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối bệnh nhân có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời bằng phương pháp lọc máu, chạy thận hoặc ghép thận.

Theo số liệu thống kê tại Việt Nam, số lượng người mắc suy thận chiếm tới gần 7% dân số, con số này ngày một tăng cao, đây thực sự là một điều đáng báo động. Và nguy hiểm hơn là bệnh ít có những biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu, người bệnh thường chỉ phát hiện bệnh khi mắc suy thận khá nặng.

Vậy làm thế nào để chẩn đoán bệnh? Tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận là gì?

Bạn có thể xem thêm:


Các tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận

1.Chẩn đoán xác định 


  • Tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận này dựa vào một số nguyên nhân cấp tính dẫn đến suy thận như: Nhiễm độc, uống mật cá trắm, viêm cầu thận cấp, ngộ độc kali loại nặng ... 
  • Xuất hiện: thiểu niệu, vô niệu 
  • Rối loạn thăng bằng kiềm toan
  • Urê, Creatinin máu tăng nhanh trong vài giờ đến vài ngày

2.Chẩn đoán phân biệt 


  • Tăng urê do 
  • Lượng Protein vào cơ thể quá nhiều: Có thể do khẩu phần ăn hoặc truyền nhiều acid amin
  • Tăng quá trình giáng hóa 
  • Xuất huyết đường tiêu hóa 
  • Dùng Corticoid hoặc Tetracyclin 

Tăng nồng độ creatinin máu do:

Giảm bài tiết ở ống lượn gần do dùng cimetidin, trimethoprim…
Tăng giải phóng từ cơ

Tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận trong suy thận mạn

Tiền sử có bệnh thận - tiết niệu
Tăng huyết áp, suy tim
Thiếu máu tương ứng với mức độ suy thận
Creatinin và urê huyết thanh tăng trước đó nếu đã được chẩn đoán và theo dõi.
Siêu âm có thể thấy 2 thận teo nhỏ, hoặc thấy các nguyên nhân gây suy thận mạn khác như: sỏi thận, thận đa nang

3. Chẩn đoán biến chứng 

Một trong những tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận đó chính là dựa vào các biến chứng mà căn bệnh này gây ra như:

Thiếu máu: Tình trạng thiếu máu tỉ lệ thuận với mức độ nặng nhẹ của bệnh suy thận. Bởi khi thận bị tổn thương các tế bào hồng cầu sụt giảm gây ra tình trạng thiếu máu ở người bệnh. Nếu không phát hiện và bổ sung máu kịp thời, người bệnh có thể gặp nguy hiểm.

Tim mạch : Suy thận cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về tim mạch điển hình là tăng huyết áp, suy tim, rối loạn nhịp tim… trong giai đoạn thiểu niệu /vô niệu. Nếu lượng Kali máu tăng cao có thể khiến tim ngừng đập hoặc chứng nhồi máu cơ tim…

Tiêu hóa: Suy thận là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng về đường tiêu hóa như: Viêm loét dạ dày ruột, xuất huyết đường tiêu hóa, viêm tụy cấp ... khiến bệnh tình ngày càng nặng, tăng nguy cơ tử vong ở người bệnh.

Thần kinh: Hội chứng tăng urê máu gây rối loạn thần kinh cơ, khiến bệnh nhân suy thận thiếu tập trung, thường xuyên đau đầu, chóng mặt, có thể co giật, hôn mê.

Chuyển hoá: Bệnh nhân suy thậ rất dễ bị mất nước và rối loạn điện giải như: tăng phospho, tăng calci máu, tăng magie máu,  tăng acid uric… nếu không được điều trị sớm và theo dõi chặt chẽ người bệnh có thể tử vong.

Trên đây là một số tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận mà mọi người cần biết để nhanh chóng phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét