Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018

Xơ gan do rượu và cách chữa trị hiệu quả

Nghiện rượu sẽ gây ra rất nhiều nguy hại cho sức khỏe với nhiều bệnh lý nguy hiểm về gan, thận, tiêu hóa. Điển hình trong đó là bệnh xơ gan do rượu.

Xơ gan do rượu là gì?

Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mỗi người, đóng nhiều vai trò như lọc bỏ các độc tố trong cơ thể, chuyển hóa các protein, đồng thời tạo ra dịch mật giúp cơ thể hấp thụ chất béo.

Nếu một người uống rượu trong thời gian dài, nồng độ cồn trong rượu sẽ khiến mất cân bằng PH, khiến gan phải hoạt động mạnh hơn để điều chỉnh lại. Lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của lá gan, những tế bào, mô gan khỏe mạnh sẽ được thay bằng các mô sẹo. Đây chính là tình trạng xơ gan.

Theo thống kế của Hiệp Hội Gan Hoa Kỳ, những người nghiện rượu có tới 40%- 50% sẽ mắc các bệnh lý về gan điểm hình là viêm gan và trong số đó có khoảng  20% mắc xơ gan.

Xơ gan do rượu là một quá trình tiến triển từ chứng gan nhiễm mỡ đến viêm gan do rượu rồi cuối cùng là bệnh xơ gan. Tuy nhiên,có những trường hợp bệnh có thể tiến triển thành xơ gan mà không trải qua giai đoạn trên.

Rượu là nguyên nhân gây xơ gan nhiều nhất tại việt nam
Rượu là nguyên nhân gây xơ gan nhiều nhất tại việt nam
Bên cạnh đó những đối tượng nghiện rượu cộng thêm một số tác nhân như: Yếu tố di truyền. như những người thiếu các men enzyme bẩm sinh, người béo phì, chế độ ăn uống thiếu khoa học, mắc virus viêm gan B, C… sẽ càng làm tăng khả năng mắc bệnh xơ gan.

Triệu chứng khi mắc xơ gan do rượu

Thông thường những bệnh nhân mắc xơ gan do rượu thường rơi vào độ tuổi từ 30 - 45 tuổi. Khi mới mắc xơ gan, chức năng của gan chưa bị ảnh hưởng  nhiều, cơ thể người bệnh có thể bù trừ những suy giảm về chức năng gan do đó những biểu hiện ở giai đoạn này chưa quá rõ ràng. Khi bệnh tiến triển nặng hơn sang các giai đoạn sau thì các triệu chứng bệnh xơ gan dễ nhận biết hơn. Có thể kể đến như:

  • Cơ thể luôn mệt mỏi
  • Chán ăn, gầy, sụt cân
  • Vàng da, vàng mắt
  • Tăng áp lực tĩnh mạch cửa 
  • Ngứa, nổi mề đay do cơ thể không được đào thải chất độc khiến chúng tích tụ dưới da
  • Sưng, phù nề
  • Đau bên mạn sườn phía bên phải

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh xơ gan do rượu

Xơ gan do rượu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ ngày càng trầm trọng hơn và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở người bệnh. Nếu bệnh phát triển đến giai đoạn xơ gan mất bù hay xơ gan cổ trướng thì khả năng phục hồi rất thấp, người bệnh có thể tử vong do những biến chứng như:

 Cổ chướng
Chảy máu trong, chảy máu ồ ạt hay xuất huyết do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản
Hội chứng não gan
Ung thư gan

Chẩn đoán và điều trị bệnh xơ gan do rượu

Khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường kể trên, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra. Bác sỹ sẽ chẩn đoán bệnh xơ gan bằng cách  khai thác các tiền sử bệnh tật, tiền sử sử dụng bia rượu và làm một số xét nghiệm liên quan.

Các kết quả xét nghiệm sẽ chỉ ra một số tình trạng bệnh lí trong cơ thể người bệnh như: Thiếu máu, đường máu cao, lượng amoniac trong máu cao, tăng bạch cầu.

Điều trị xơ gan do rượu
Khi sinh thiết gan sẽ phát hiện được mức độ tổn thương của gan.
Xét nghiệm men gan trong máu nếu thấy lượng AST tăng gấp đôi lượng ALT hay nồng độ Natri, Magie, Kali,trong máu thấp thì có thể kết luận được bạn có mắc xơ gan hay không.

Để điều trị bệnh xơ gan do rượu đạt hiệu quả cao nhất thì bước đầu tiên người bệnh cần phải cai rượu dù bệnh tình ở giai đoạn nào. Nếu đã mắc xơ gan mà tiếp tục sử dụng rượu tình trạng bệnh sẽ phát triển rất nhanh chóng và dễ xảy ra các biến chứng khó lường.

Bên cạnh đó tùy theo tình trạng bệnh, bệnh nhân xơ gan do rượu sẽ được chỉ định các phương pháp điều trị phụ hợp như:

Dùng thuốc: thuốc chẹn kênh canxi, Insulin, bổ sung chất chống oxy hóa, S-adenosyl-L-methionine (SAMe) hay Corticoid…
Thực hiện chế đọ ăn uống, dinh dưỡng khoa học, hợp lý, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
Bổ sung protein theo liều lượng nhất định của bác sĩ để làm giảm khả năng phát triển của bệnh.
Ghép gan hoặc cấy tế bào gốc để loại bỏ chứng xơ gan: Áp đụng khi bệnh ở giai đoạn nặng.
Sử dụng các thực phẩm, dược phẩm bổ gan, tăng cường chức năng gan.

Trên đây là những thông tin về bệnh xơ gan do rượu mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Để tham khảo thêm các thông tin về bệnh xơ gan mời bạn đọc truy cập trực tiếp tại website.


Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

Những tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận

Tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận là gì là mối quan tâm của rất nhiều người khi mà căn bệnh này ngày càng trở nên phổ biến.

Suy thận là gì?

Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng của thận bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
Suy thận được chia làm 2 loại:

Suy thận cấp: Đây là tình trạng thận mất chức năng hoạt động một phần hoặc hoàn toàn một cách nhanh chóng và đột ngột. Nếu điều trị sớm người bệnh suy thận cấp có thể nhanh chóng phục hồi.


Suy thận mãn: Đây là tình trạng chức năng của thận đã mất đi hơn 1/3 công suất hoạt động so với bình thường, thận bị tổn thương khá nặng và nếu bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối bệnh nhân có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời bằng phương pháp lọc máu, chạy thận hoặc ghép thận.

Theo số liệu thống kê tại Việt Nam, số lượng người mắc suy thận chiếm tới gần 7% dân số, con số này ngày một tăng cao, đây thực sự là một điều đáng báo động. Và nguy hiểm hơn là bệnh ít có những biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu, người bệnh thường chỉ phát hiện bệnh khi mắc suy thận khá nặng.

Vậy làm thế nào để chẩn đoán bệnh? Tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận là gì?

Bạn có thể xem thêm:


Các tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận

1.Chẩn đoán xác định 


  • Tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận này dựa vào một số nguyên nhân cấp tính dẫn đến suy thận như: Nhiễm độc, uống mật cá trắm, viêm cầu thận cấp, ngộ độc kali loại nặng ... 
  • Xuất hiện: thiểu niệu, vô niệu 
  • Rối loạn thăng bằng kiềm toan
  • Urê, Creatinin máu tăng nhanh trong vài giờ đến vài ngày

2.Chẩn đoán phân biệt 


  • Tăng urê do 
  • Lượng Protein vào cơ thể quá nhiều: Có thể do khẩu phần ăn hoặc truyền nhiều acid amin
  • Tăng quá trình giáng hóa 
  • Xuất huyết đường tiêu hóa 
  • Dùng Corticoid hoặc Tetracyclin 

Tăng nồng độ creatinin máu do:

Giảm bài tiết ở ống lượn gần do dùng cimetidin, trimethoprim…
Tăng giải phóng từ cơ

Tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận trong suy thận mạn

Tiền sử có bệnh thận - tiết niệu
Tăng huyết áp, suy tim
Thiếu máu tương ứng với mức độ suy thận
Creatinin và urê huyết thanh tăng trước đó nếu đã được chẩn đoán và theo dõi.
Siêu âm có thể thấy 2 thận teo nhỏ, hoặc thấy các nguyên nhân gây suy thận mạn khác như: sỏi thận, thận đa nang

3. Chẩn đoán biến chứng 

Một trong những tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận đó chính là dựa vào các biến chứng mà căn bệnh này gây ra như:

Thiếu máu: Tình trạng thiếu máu tỉ lệ thuận với mức độ nặng nhẹ của bệnh suy thận. Bởi khi thận bị tổn thương các tế bào hồng cầu sụt giảm gây ra tình trạng thiếu máu ở người bệnh. Nếu không phát hiện và bổ sung máu kịp thời, người bệnh có thể gặp nguy hiểm.

Tim mạch : Suy thận cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về tim mạch điển hình là tăng huyết áp, suy tim, rối loạn nhịp tim… trong giai đoạn thiểu niệu /vô niệu. Nếu lượng Kali máu tăng cao có thể khiến tim ngừng đập hoặc chứng nhồi máu cơ tim…

Tiêu hóa: Suy thận là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng về đường tiêu hóa như: Viêm loét dạ dày ruột, xuất huyết đường tiêu hóa, viêm tụy cấp ... khiến bệnh tình ngày càng nặng, tăng nguy cơ tử vong ở người bệnh.

Thần kinh: Hội chứng tăng urê máu gây rối loạn thần kinh cơ, khiến bệnh nhân suy thận thiếu tập trung, thường xuyên đau đầu, chóng mặt, có thể co giật, hôn mê.

Chuyển hoá: Bệnh nhân suy thậ rất dễ bị mất nước và rối loạn điện giải như: tăng phospho, tăng calci máu, tăng magie máu,  tăng acid uric… nếu không được điều trị sớm và theo dõi chặt chẽ người bệnh có thể tử vong.

Trên đây là một số tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận mà mọi người cần biết để nhanh chóng phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018

Bệnh suy thận nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh suy thận nguyên nhân và cách điều trị là thông tin được rất nhiều người quan tâm bởi căn bệnh này mỗi lúc một phổ biến và mức độ nguy hiểm thật khó lường.

Bạn đọc xem thêm: Chế độ ăn uống cho người suy thận

Suy thận là gì?

Suy thận là tình trạng suy giảm các chức năng ở thận. Đây là một bệnh lý âm thầm diễn ra trong thời gian dài và ít có biểu hiện rõ ràng khi ở giai đoạn đầu chính vì thế bệnh dễ biến chuyển thành mãn tính, gây nguy hiểm cho người bệnh.


Suy thận được chia làm 2 loại là suy thận cấp tính và suy thận mãn tính. Trong đó tình trạng suy thận cấp nhẹ hơn so với suy thận mãn và chức năng thận có thể được phục hồi nếu như phát hiện và điều trị sớm.

Suy thận mãn tính là tình trạng chức năng thận bị tổn thương nặng, mức lọc cầu thận suy giảm dần và không hồi phục được.ca Trong suy thận mạn có 5 cấp độ và mức độ nguy hiểm tăng dần trong đó cấp độ 4 chính là giai đoạn cuối cùng của bệnh. Lúc này người bệnh muốn duy trì sự sống bắt buộc phải lọc máu, chạy thận hoặc ghép thận.

Vậy bệnh suy thận nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?

Nguyên nhân dẫn đến bệnh suy thận

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh suy thận, có thể chia ra thành 3 nhóm tác nhân chính như sau:

1. Tác nhân trước thận gây suy thận

Tác nhân trước thận là nhóm nguồn gốc dẫn đến suy thận cấp bao gồm: Sốc do lây nhiễm virus, sốc tim, sốc phân vệ, sốc giảm thể tích… hoặc một số bệnh khiến lượng tuần hoàn giảm như: xơ gan, chứng thận hư....

Thận trong cơ thể

 2. Nguồn gốc tại thận gây suy thận

Đây là hiện tượng hội chứng bệnh ở cầu thận cấp chiếm từ 3% đến 12% trường hợp những bệnh nhân suy thận cấp. Nguyên nhân dẫn tới suy thận trong nhóm này do những nguyên nhân như:

  • Những bệnh lý ống thận kẽ cấp tính hiếm 58 – 65% tổng số bệnh nhân bị suy thận cấp 
  • Ngộ độc thức ăn thường là do ngộ độc mật cá trắm
  • Ngộ độc một số loại thuốc Tây y như: Thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc kháng sinh …
  • Do hiện tượng tan máu cấp tính, bao gồm: Sử dụng dược phẩm gây tan máu như  RifamDVcin, lan nhiễm nhầm nhóm máu…
  • Do một số bệnh khác như sốt rét ác tính, nghiện heroin, chấn thương cơ, hôn mê kéo dài, nhiễm trùng, tắc mạch thận hoặc do chấn thương….

 3. Lý do sau thận

Đây chính là những nguyên nhân gây tắc nghẽn đường bài niệu, dần dẫn đến biến chứng suy thận bao gồm:
Sỏi bệ thận, sỏi niệu quản
Xơ hóa sau phúc mạc
U chèn ép tắc đường bài niệu

Cách điều trị bệnh suy thận

Suy thận là một căn bệnh rất nguy hiểm có thể gây tử vong ở người bệnh thế nhưng nếu phát hiện và điều trị sớm, đúng cách vẫn có thể khống chế và ngăn cản sự phát triển của bệnh.

Đối với suy thận cấp tính có khoảng hơn 80% - 90% người bệnh đã phục hồi lại chức năng thận gần như là hoàn toàn sau khi điều trị.

Chạy thận trong y học hiện đại
Với suy thận mạn tính tùy theo từng giai đoạn sẽ có những cách điều trị khác nhau:

Suy thận giai đoạn đầu (độ 1, độ 2) người bệnh thường được điều trị bảo tồn theo Đông y hoặc Tây y kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh.
Suy thận độ 3 có thể sử dụng phương pháp lọc máu
Suy thận độ 4 bắt buộc phải lọc máu, hoặc chạy thận, ghép thận để duy trì sự sống cho người bệnh.

Và dù là bệnh suy thận nguyên nhân và cách điều trị như thế nào thì người bệnh cũng cần tuân theo những nguyên tắc nhất định trong chế độ ăn uống và sinh hoạt dưới đây để góp phần ngăn chặn bệnh phát triển:

  • Hạn chế Kali, muối và Protein trong khẩu phần ăn hàng ngày
  • Không sử dụng bia, rượu và các chất kích thích
  • Hạn chế lượng muối ăn 
  • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ động vật, đồ cay nóng, thức ăn nhanh
  • Nên lựa chọn những thực phẩm như táo, nho, đậu xanh, dâu tây, bắp cải , cà rốt…. 
  • Bổ sung bột đường, vitamin và những yếu tố vi lượng
  • Uống nước vừa đủ theo chỉ định của y bác sĩ
  • Sử dụng các loại thực phẩm, dược phẩm tốt cho gan, thận giúp tăng cường chức năng của thận.
  • Thường xuyên kiểm tra đường huyết, lượng máu và các chỉ số trong cơ thể
  • Tập thể dục đều đặn hàng ngày để tăng cường thể lực

Bệnh suy thận nguyên nhân và cách điều trị đã được chúng tôi tổng hợp chi tiết phía trên. Các bạn hãy ghi nhớ và áp dụng theo những nguyên tắc đó để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình chữa trị bệnh suy thận nhé!

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2018

Chế độ ăn uống cho bệnh nhân suy thận

Trong quá trình điều trị, những bệnh nhân suy thận cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học và hợp lý để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.

Tầm quan trọng của chế độ ăn uống đối với bệnh nhân suy thận

Không chỉ riêng với bệnh nhân suy thận mà với nhiều bệnh lý khác hiện nay chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành, phát triển và điều trị bệnh.
Chế độ ăn uống thiếu khoa học chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh lý về thận từ đó góp phần hình thành nên bệnh suy thận. Do đó những bệnh nhân suy thận đang trong quá trình điều trị bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống sinh hoạt, khoa học để:

Làm chậm quá trình tiến triển của bệnh suy thận
Hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt kết quả cao
Ngăn chặn những biến chứng có thể xảy ra
Điều chỉnh những rối loạn chuyển hóa trong cơ thể bệnh nhân suy thận

Những nguyên tắc trong chế độ ăn của người bệnh suy thận

Dù mắc suy thận ở bất cứ giai đoạn nào, bệnh nhân suy thận cũng cần nghiêm túc xây dựng chế độ dinh dưỡng khe theo đúng chỉ định của y bác sĩ vì nó quyết định trực tiếp đến sự tiến triển của bệnh cũng như những ảnh hưởng thứ phát do suy thận gây ra.



Dưới đây là 5 nguyên tắc trong chế độ ăn mà người bệnh cần nắm rõ:

1. Giảm lượng muối

Ăn mặn trong thời gian dài chính là nguyên nhân gây ra một số bệnh lý ở thận. Đối với bệnh nhân suy thận, điều đầu tiên cần nhớ trong nguyên tắc dinh dưỡng chính là tập ăn nhạt.



Trung bình người bệnh chỉ nên sử dụng từ 4-6g muối/ngày - tương đương ¼ muỗng cafe) để kiểm soát, ổn định huyết áp, đồng thời giảm thiểu và  ngăn chặn việc tích lũy nước dẫn đến phù, sưng tấy.

2. Giảm Kali 

Đối với bệnh nhân suy thận nếu không kiểm soát được lượng Kali đưa vào cơ thể sẽ dễ xảy ra tình trạng kali máu tăng cao, có thể dẫn đến tử vong do loạn nhịp tim. Nếu lượng Kali máu > 5mmol/Lít, người bệnh cần có chế độ ăn giảm Kali để làm chậm sự tích tụ của chất thải trong máu.

Kali có nhiều trong những loại thực phẩm như: Đậu nành, cá ngừ, đậu xanh, cá thu, rau dền đỏ, rau ngót, chuối, khoai sọ, na, đu đủ,...

3. Giảm Phospho 

Bệnh nhân suy thận nếu ăn nhiều đồ ăn có hàm lượng phospho cao sẽ làm tăng lượng phospho trong máu. Khi lượng phospho tăng cao sẽ khiến xương mất canxi từ đó gây ra bệnh loãng xương.
Các thức ăn chứa nhiều phospho có thể kể đến như: Các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, coca cola, bia…

4. Kiểm soát Protein 

Những bệnh nhân suy thận mạn nếu chưa lọc máu thì cần phải giảm Protein trong chế độ ăn để hạn chế tình trạng Ure máu tăng. Chỉ nên duy trì lượng đạm khoảng 0,6-0,8g/kg tùy theo sự tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng và thể trạng của người bệnh.



Ngược lại, đối với những bệnh nhân suy thận mạn đang điều trị lọc máu chu kỳ hoặc lọc màng bụng, thì trong chế độ ăn cần tăng cường Protein để bù đắp lượng Protein bị mất đi sau mỗi lần lọc máu.

5. Kiểm soát lượng nước 

Nếu bình thường mọi người được khuyến cáo nên uống đủ nước từ 1.5 lít - 2 lít nước mỗi ngày thì với bệnh nhân suy thận lượng nước đưa vào cơ thể cần được kiểm soát. Nếu uống nhiều nước, lượng nước dư thừa trong cơ thể sẽ làm tăng áp lực cho thận, gây ra các chứng như phù phổi cấp, khó thở, phù nề, tràn dịch các khoang màng bụng, màng ngoài tim...

Người bệnh có thể kiểm soát lượng nước đối mỗi ngày bằng cách đo lượng nước tiểu cả ngày hôm trước cộng thêm khoảng 200-500 ml gồm cả nước từ đồ ăn và đồ uống.

Ngoài 5 nguyên tắc trên, muốn cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể đồng thời góp phần ngăn chặn sự phát triển của bệnh, những bệnh nhân suy thận  cần bổ sung đầy đủ nhóm dưỡng chất như: Đạm, bột đường, chất béo (thực vật), vitamin và các yếu tố vi lượng như:  Sắt, axit folic, vitamin B6, B12….

Dưới đây là nhu cầu dinh dưỡng để người bệnh suy thận tham khảo:

Năng lượng: 35 – 45kcal/kg/ngày
Chất béo: < 30% tổng năng lượng trong chế độ ăn
Đạm: 0,8/kg cân nặng lý tưởng, bên cạnh đó còn phụ thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh.
Canxi: 900 – 1200mg/ ngày
Natri: 1000 – 2000mg/ngày
Carbohydrate: 55 – 60% tổng năng lượng khẩu phần ăn
Phot pho: 300 – 600mg/ ngày
Kali: 2000 – 3000mg/ngày, nếu người bệnh xuất hiện phù, tiểu ít khi có tăng kali máu thì lượng Kali nên hạn chế < 1000mg

Trên đây là những lưu ý vô cùng quan trọng trong chế độ ăn của bệnh nhân suy thận. Hãy tuân theo những nguyên tắc trên và lựa chọn phương pháp chữa bệnh phù hợp để ngăn chặn,  đẩy lùi căn bệnh này nhé!

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2018

Đừng nghĩ gan nhiễm mỡ ở người gầy là không thể!

Một nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh gan nhiễm mỡ là bệnh béo phì, vậy nên nhiều người vẫn thường nghĩ không thể có gan nhiễm mỡ ở người gầy.

Đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Gan nhiễm mỡ ở người gầy là hoàn toàn có thể xảy ra. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân gây nên bệnh gan nhiễm mỡ ở người gầy và phải làm gì khi gầy mà vẫn bị gan nhiễm mỡ các bạn nhé.

1/ Nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ ở người gầy

Ở người gầy, lượng protein cần cung cấp cho cơ thể thường bị thiếu. Việc thiếu protein sẽ làm nồng độ lipoprotein giảm đi, làm trở ngại quá trình vận chuyển triglycerides, khiến chúng tích tụ trong gan gây nên bệnh gan nhiễm mỡ.

Ngoài ra, việc không được cung cấp đủ đường ở người gầy sẽ khiến cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng, gan buộc phải hấp thụ nhiều chất béo dự trữ để chuyển hóa, tạo năng lượng thay thế cung cấp cho các hoạt động của cơ thể.

Đừng nghĩ rằng người gầy không thể bị gan nhiễm mỡ
Nhưng ở người gầy thường bị rối loạn hoạt động chuyển hóa do thiếu chất, gan không chuyển hóa được chất béo, chúng sẽ tích tụ lại gan gây nên những giọt mỡ ở đây.

Ngoài ra, bệnh gan nhiễm mỡ ở người gầy cũng có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác như nhiễm độc, các bệnh về đường tiêu hóa, dùng thuốc điều trị các bệnh mãm tính khác, dùng thuốc giữ cân năng hay ăn chay trường,…

2/ Làm gì khi bị gan nhiễm mỡ ở người gầy?

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh gan nhiễm mỡ. Bệnh nhân có thể uống  thuốc giảm mỡ máu để làm suy giảm bệnh. Tuy nhiên, nếu dùng loại thuốc này lâu dài có thể gây nên những tác dụng phụ, ảnh hưởng đến thần kinh và sinh lý của người bệnh.

Việc điều trị gan nhiễm mỡ phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây bệnh. Bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ ở người gầy cần phải chú ý thay đổi chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý và đầy đủ chất.

-         Bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ ở người gầy cần hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol nhưng vẫn phải cung cấp đủ protein cho cơ thể.

Vì vậy, người bệnh cần hạn chế ăn nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, các loại da, các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt lợn,… nhưng cần bổ sung các loại thịt trắng để cung cấp đủ chất dinh dưỡng như các loại cá, các loại hải sản. Tuy nhiên riêng tôm và cua bể chỉ nên ăn nhiều nhất là 1 lần 1 tuần.

Bạn đọc xem thêm: Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng gì

-         Bệnh nhân cần hạn chế ăn các đồ chiên, rán, các đồ ăn nhanh. Thay vào đó có thể chế biến thành các món luộc, hấp, nướng,…

Hạn chế sử dụng đồ ăn chiên gián
-         Cần bỏ ngay các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá vì chúng là nguyên nhân gây nên các rối loạn trong chuyển hóa.

-         Bổ sung đủ lượng tinh bột cần thiết nhưng đừng ăn quá nhiều đường trong bánh ngọt, kem, nước ngọt có ga,…

-         Nên tập thể dục nhẹ nhàng, điều độ, ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng cường chuyển hóa cho cơ thể và nâng cao sức đề kháng.

Trên đây là những lưu ý đối với bệnh gan nhiễm mỡ ở người gầy, hi vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Chúc các bạn có một cơ thể thật khỏe mạnh.